Kính gửi quý khách hàng thân mến,
Nhiều doanh nghiệp, đơn vị cá nhân thắc mắc hỏi viết bài PR trên báo mạng dễ hay khó, làm thế nào để bài PR được hiệu quả, chất lượng tốt nhất. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu cách viết bài PR trên báo mạng đạt hiệu quả chất lượng tốt nhất 2021.
Nội dung
PR là gì? PR được viết tắt bởi từ Public Relations có nghĩa là Quan hệ công chúng, một khái niệm được hình thành ở nước ngoài. Và bài viết PR là gì?
Nói đơn giản đó là cách một doanh nghiệp tạo ra sự tin cậy với khách hàng thông qua việc chia sẻ kiến thức, câu chuyện, giải quyết nỗi đau khách hàng… qua những thông điệp được truyền tải trên các bài viết được đăng báo.
Lựa chọn viết bài PR, doanh nghiệp có rất nhiều mục đích khác nhau như xây dựng thương hiệu và lòng tin với người tiêu dùng, cung cấp kiến thức khiến độc giả, người tiêu dùng để ý đến sản phẩm, giới thiệu sản phẩm mới, chương trình mới, xử lý khủng hoảng truyền thông…gần đây nhất là một trong những điều kiện để lấy tích xanh của Facebook.
Đa phần các khách hàng lựa chọn book chiến dịch PR từ bên mình thuộc nhóm mục tiêu: ra mắt sản phẩm mới, ra mắt chương trình mới, xử lý khủng hoảng truyền thông, giới thiệu sự kiện là chính.
Mình sẽ gửi một bảng hỏi đến khách hàng với các câu hỏi nhằm khai thác về ưu và nhược điểm của sản phẩm, lợi thế cạnh tranh, “Selling Point“, những báo muốn đăng, mục đích cuối cùng khi viết bài PR… Sau khi có được những điểm quan trọng để hiểu được mong muốn của khách hàng, mình sẽ lên kế hoạch cho chiến dịch PR.
Thông thường khách hàng tìm đến mình phần lớn là muốn thực hiện nguyên một chiến dịch kéo dài từ 1 – 3 tháng chứ không đặt hàng viết lẻ một hoặc hai bài PR. Đây cũng là cách khiến chiến dịch thành công hơn vì để độ phủ truyền thông được rộng, các chiến dịch cần thực hiện từ 4 bài PR trở lên.
Trong kế hoạch PR, mình sẽ đề xuất vị trí báo, tên đầu báo, nội dung cụ thể cho từng bài viết với tờ báo tương ứng và thực hiện việc booking trực tiếp với báo chí, và quản trị chiến dịch. Để một bài PR có thể lên được báo trải qua nhiều tình huống cần xử lý nhanh nhạy và cần nhiều kinh nghiệm của một người quản trị PR.
Mình xuất thân là dân báo chí nên mình hiểu được cách làm của đơn vị báo cũng như dễ hiểu được từng phong cách viết của báo mà thích nghi. Sẽ có những lúc bạn bị báo chí từ chối sau khi viết và thậm chí book xong “slot” bài và để xử lý việc này như thế nào mình xin chia sẻ ở bài viết tiếp theo hen.
Xem thêm: Cách PR sản phẩm
Dạng 1: Dạng PR thuần túy được doanh nghiệp trả tiền để được đăng lên với nội dung theo đúng ý đồ mà doanh nghiệp muốn, các tài liệu khác có thể gọi nó là ADVERTORIAL, và
Dạng 2: Dạng PR được các phóng viên của báo viết và đăng mang tính khách quan, có thể gọi nó là EDITORIAL.
Đối với dạng (1), doanh nghiệp chỉ cần chi trả tiền cho báo để được lên một cách dễ dàng, nếu đáp ứng một vài điều kiện của báo như có giấy chứng nhận kinh doanh, có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực đó (nếu nhà hàng phải có giấy an toàn thực phẩm).
Doanh nghiệp có thể liên hệ các freelance writer chuyên viết bài PR để thuê, hoặc có thể nhận dịch vụ từ đơn vị báo có sẵn phóng viên.
Dạng (1) được cho là hoạt động khá xa xỉ nhưng vô cùng cần thiết mà các doanh nghiệp từ vừa trở lên thường xuyên lựa chọn.
Đối với dạng (2) doanh nghiệp cần có quan hệ mật thiết với báo chí để khi có sự kiện nào đấy đặc biệt, doanh nghiệp chỉ cần soạn thông cáo báo chí (mình sẽ chia sẻ cách viết thông cáo báo chí sau hen) và gửi chúng đến một số nhà báo.
Trong dạng (2) này, doanh nghiệp có thể chuẩn bị phong bì sự kiện để gửi báo chí như một lời cảm ơn vì họ đã dành thời gian đến tham gia.
Tùy vào sự hấp dẫn và khác biệt của sự kiện mà phóng viên có quyền quyết định viết bài hoặc không.
Trong dạng (2), các bài viết gần như khá khách quan vì đứng trên quan điểm của phóng viên nhìn nhận và đánh giá vấn đề.
Dạng (2) sẽ khó lên được kênh báo chí hơn dạng 1 vì nhiều khi điều doanh nghiệp muốn không phù hợp với tiêu chí của báo và quan điểm của phóng viên.
Ở dạng (2), bài viết thường không được kèm bất kỳ thông tin nào mang tính thương mại như link bán sản phẩm, thông tin doanh nghiệp, logo doanh nghiệp… Tên doanh nghiệp có thể được nhắn đến chỉ 1 hoặc 2 lần trong bài viết.
Hiện tại theo quy định của các trang báo, một bài PR hay còn gọi là conent, nội dung chuẩn sẽ có độ dài từ 800 – 1000 từ, vì vậy bạn chỉ cần viết gói gọn trong chừng đấy chữ thôi nhé. Nếu khách hàng cần thực hiện chiến dịch PR nhằm ra mắt sản phẩm, giới thiệu sự kiện, bạn có thể triển khai theo dạng bài với cấu trúc hình tháp ngược.
Đây là cách dẫn dắt nội dung bài viết ưu tiên các tin quan trọng, điểm nhấn chính cần đưa tới độc giả được thể hiện trước. Các tin nào quan trọng sẽ viết trước, các tin ít quan trọng hơn sẽ viết sau cùng. Thông thường các cây viết hay lấy các đoạn thông tin đầu tiên để làm tiêu đề cho cả bài.Lý do để triển khai cấu trúc hình tháp ngược là hiện tại độc giả càng ít có thời gian để đọc hết nội dung của một bài dài.
Chính vì sự mất kiên nhẫn của người đọc bạn càng tìm cách đưa thông tin quan trọng để họ quan tâm mà tiếp tục đọc xuống hết bài.Cấu trúc bài hình tháp ngược gồm 3 phần: phần mở đầu, thân bài và bối cảnh. Phần mở đầu được viết bởi 1 hoặc 2 câu, hoặc không quá 4 câu có đủ các thông tin quan trọng về sự kiện doanh nghiệp.Phần thân làm nhiệm vụ giải thích rõ hơn cho sự kiện để làm thế nào chứng minh cho độc giả thấy họ cần biết thông tin trong bài viết này.
Khi đưa các bài viết đến báo chí, biên tập viên phụ trách mảng chuyên mục của báo sẽ làm nhiệm vụ biên tập lại, có thể họ sẽ cắt vài chi tiết và chọn từ dưới chọn lên nên bạn cần viết sao cho nếu cắt, bài viết vẫn đảm bảo được đầy đủ thông tin cần thiết.Phần bối cảnh với mục đích làm rõ hơn hoàn cảnh xuất hiện của sự kiện, thêm vài chi tiết liên quan đến sự kiện để người đọc hiểu thêm.
Bạn có thể tham khảo cách mình thức hiện theo 6 bước:
Bước 1: Nghiên cứu đối thủ (nếu có), tìm ý tưởng
Bước 2: Thu thập thông tin (chủ yếu tạo các bảng hỏi chi tiết cho khách hàng)
Bước 3: Xác đinh trọng tâm của bài viết (thể hiện ý chính nào trong đoạn đầu, mục tiêu bài viết để làm rõ điều gì?)
Bước 4: Thiết lập trật tự nội dung bài viết (đây là lúc bạn hoàn thiện dàn ý bài viết như một ví dụ mình đã đề cập ở trên)
Bước 5: Viết (Trước khi viết bạn nên xem phong cách viết các bài PR mà trang báo khách hàng muốn đăng như thế nào nhé. Sẽ có báo khó đăng và dễ đăng, ví dụ như Vietnamnet lại dễ đăng hơn Vnexpress.
Nếu viết càng giống phong cách trước giờ của họ, tỷ lệ biên tập sửa đổi sẽ không chiếm nhiều)Bước 6: Hoàn thiện, biên tập và nhận phản hồi từ khách hàng để điều chỉnh lần cuối trước khi gửi báo đăng.
Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn, nếu cần thêm nội dung gì hoặc có câu hỏi nào, bạn hãy nhắn tin và để lại bình luận cho mình nhé. Chúc bạn luôn thành công trên con đường mình chọn.
Xem thêm: Cách PR Mỹ phẩm, Báo giá PR eva, Báo giá PR kenh14
Theo Hạnh Nguyên
Kính gửi Quý Khách hàng thân mến, Ngày nay việc lựa chọn quảng bá thương hiệu truyền thông cho Doanh…
Kính gửi quý khách hàng thân mến, Trong thời buổi ngày nay việc quảng bá thương hiệu trên báo chí…
Kính gửi Quý khách hàng thân mến, Chúng tôi xin gửi tới Quý khách hàng bảng báo giá đăng bài…
Kính gửi Quý khách hàng thân mến! Chúng tôi xin gửi tới Quý khách hàng bảng báo giá đăng bài…
Kính gửi quý khách hàng thân mến, Xu hướng Marketing trong thời buổi 4.0 ngày hôm nay đòi hỏi Doanh…
Kính gửi Quý Khách Hàng Thân Mến Trong thời buổi công nghệ số hiện nay, việc triển khai quảng cáo,…