Truyền thông

Khái niệm Truyền thông – Lợi ích truyền thông nội bộ

Truyền thông là gì? Ý nghĩa và khái niệm truyền thông

Truyền thông được hiểu là quá trình trao đổi thông tin, truyền đạt hay lan truyền thông tin, tương tác thông tin với nhau giữa hai hoặc nhiều người với nhau để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức. 

Truyền thông còn hiểu là sản phẩm của con người, là động lực kích thích sự phát triển của xã hội. Là một kiểu hình thức tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác với nhau, chia sẻ thông điệp và tín hiệu chung. Hiểu đơn giản là thông tin được truyền tải từ người gửi tới người tiếp nhận, còn phức tạp hơn là các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người tiếp nhận

Trang tin tuc tong hop cac thong tin tuyen dung, tim viec lam nhanh cua tat ca cac nghe nghiep hien nay. Cung cap cho ban nhung thong tin chinh xac va khach quan nhat giup ban tu dinh huong ve nghe nghiep cua ban than minh.

Vai trò của truyền thông trong Doanh nghiệp

Mục đích của truyền thông doanh nghiệp: Hoạt động truyền thông trong doanh nghiệp từ lập chiến lược truyền thông, xác định khách hàng mục tiêu đến sáng tạo thông điệp đến sử dụng ngân sách ngân sách truyền thông là cả một quy trình dài đòi hỏi người làm truyền thông phải có sự hiểu biết thấu đáo trước khi thông tin truyền đi. Đó là hiệu suất tương tác trong môi trường mà thông tin lan truyền, tiên lượng được những khả năng có thể xảy ra nhằm tăng cường, xúc tiến các chương trình kế hoạch bảo vệ và phát triển hình ảnh thương hiệu. Trong hoạt động doanh nghiệp, khâu quản trị truyền thông là chuỗi các hành động được hoạch định có chủ ý, nhằm cải thiện quan điểm chủ quan của khách hàng về hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp.

vai trò truyền thông

Các hoạt động bao gồm triển khai các chiến dịch truyền thông, phát hành thông tin đến giới truyền thông và lôi kéo sự chú ý của dư luận, đặc biệt đối tượng khách hàng tiềm năng

Mặc dù hiệu quả truyền thông không dễ đo lường, chỉ mang định tính chứ không định lượng nhưng lại tạo ra hình ảnh riêng và tăng thiện cảm đến từ phía khách hàng, nhưng sau cùng điều chỉnh hành vi tiêu dùng của công chúng là kết quả của truyền thông

Ý Nghĩa truyền thông nội bộ cho doanh nghiệp

truyền thông nội bộ

1/ Truyền thông nội bộ giúp truyền tải/ thông báo thông tin

Trước tiên, truyền thông nội bộ mang ý nghĩa đầu tiên là: thông tin cho các thành viên trong tập thể về các hoạt động, sự kiện, các thay đổi chính sách, sáng kiến, thay đổi số lượng nhân viên…Và cập nhật về tình hình của doanh nghiệp, Việc này giúp tạo ra cảm giác minh bạch, cởi mở và sự tôn trọng nhân viên. Tránh cảm giác nhân viên trong tập thể chỉ có cảm giác làm, làm và làm mà không biết các hoạt động, tình hình phát triển doanh nghiệp.

2/ Truyền thông nội bộ mang đến cho mọi người cái nhìn tổng thể hơn về tổ chức doanh nghiệp.

Thông tin liên lạc nội bộ thường được coi là thông điệp từ trên xuống, được truyền tải bởi các nhà lãnh đạo để sử dụng nhân viên. Nhưng thực chất, đó là sự trao đổi từ 2 phía: Nhà lãnh đạo mong muốn thông tin của mình được chú ý. Còn nhân viên thì thấy ở đó họ được tôn trọng, họ có tiếng nói với cấp trên.

3/ Truyền thông nội bộ là xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Vai trò truyền thông nội bộ là giúp thể hiện văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên những giá trị trong việc giao tiếp giữa các cá nhân trong tập thể.

Nếu ví von cơ sở vật chất và trang thiết bị là “phần xác” của doanh nghiệp, thì văn hóa doanh nghiệp là “phần hồn” của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, phát triển là điều cần thiết., là tài sản vô hình của doanh nghiệp, góp phần tạo nên sức mạnh lớn lao của doanh nghiệp. công ty tạo ra được văn hóa doanh nghiệp thấm nhuần tư tưởng nhân viên, là cơ sở niềm tin góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức. hóa doanh nghiệp.

4/ Truyền thông nội bộ cần thu hút mọi người cùng tham gia thảo luận, đóng góp cho công ty tốt hơn

Một lần nữa, chúng tôi muốn nhấn mạnh: truyền thông nội bộ cần làm tốt cuộc đối thoại từ hai phía mới là mục tiêu cốt lõi. Sự khác biệt rõ rệt chính là việc thông tin từ trên xuống một cách nhàm chán như: gửi hàng loạt email mà không ai đọc, dán thông báo không ai nhìn và các cuộc tương tác , đàm thoại đầy tính xây dựng giữa 2 bên.

5/ Truyền thông nội bộ cần thu hút mọi người cùng tham gia thảo luận, đóng góp cho công ty tốt hơn

Một lần nữa, chúng tôi muốn nhấn mạnh: truyền thông nội bộ cần làm tốt cuộc đối thoại từ hai phía mới là mục tiêu cốt lõi. Sự khác biệt rõ rệt chính là việc thông tin từ trên xuống một cách nhàm chán như: gửi hàng loạt email mà không ai đọc, dán thông báo không ai nhìn và các cuộc tương tác , đàm thoại đầy tính xây dựng giữa 2 bên.

6/ Truyền thông nội bộ giúp mọi người bình tĩnh trong thời kỳ khủng hoảng

Mọi thứ không phải lúc nào cũng trôi chảy. Công việc kinh doanh đôi khi gặp khó khăn như: dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế… Công ty khi buộc phải tái cấu trúc, các vụ mua bán và sáp nhập xảy ra. Đây là lúc mọi người cần thông tin liên lạc nội bộ nhất. Các thông báo về những thay đổi cơ cấu sắp xảy ra cần được xử lý cẩn thận hơn vì tinh thần của tổ chức và tính liên tục trong kinh doanh đang bị đe dọa. Tinh thần nhân viên lo lắng, hoang mang. Điều cần thiết lúc này là sự minh bạch những điều đã,đang và sẽ xảy ra. Với những vấn đề tế nhị như: giảm lương, cắt giảm nhân sự… càng cần minh bạch, rõ ràng, cần loại bỏ sự trốn tránh đối diện trực tiếp tới vấn đề đang xảy ra.

7/ Truyền thông nội bộ tạo ra một không gian khác cho nơi làm việc của bạn
Rất nhiều người cảm thấy công việc của họ buồn tẻ. Họ đi làm, nói chuyện với một hoặc hai đồng nghiệp, tham gia các cuộc họp, hoàn thành công việc của mình, và sau đó ra về càng nhanh càng tốt. Và điều đó hoàn toàn ổn đối với nhiều người nhưng đối với những người khao khát được tham gia nhiều hơn vào nơi làm việc của họ và muốn đóng một vai trò trực tiếp hơn trong sự phát triển văn hóa thì phong cách làm việc này chưa thỏa mãn. Lúc này, truyền thông nội bộ là lúc phát huy. Nó thúc đẩy các khóa học, diễn thuyết, các chương trình đào tạo lãnh đạo, chia sẻ phản hồi của khách hàng và phạm vi truyền thông, đồng thời tạo cơ hội cho mọi người tham gia nhiều hơn nếu họ muốn. 

8/ Truyền thông nội bộ tạo ra một kênh để phản hồi, tranh luận và thảo luận

Để thúc đẩy giao tiếp cởi mở tại công ty của bạn, chiến lược truyền thông của bạn cần tạo ra không gian cho phản hồi, phản hồi và tranh luận công khai về các vấn đề, ý tưởng.

Truyền thông nội bộ có thể được khai thác để tạo ra một kênh cho những cuộc thảo luận gay go này. Điều này có thể xảy ra theo một số cách: thăm dò ý kiến ​​nhân viên, liên kết đến diễn đàn thảo luận nội bộ, thông báo sự kiện để khuyến khích phản hồi và phê bình hoặc thậm chí là lời mời trên toàn tổ chức để tranh luận về một mục tiêu hoặc dự án cụ thể.

Xem thêm: Kiến thức Marketing, Seo, báo giá PR kenh14, báo giá PR vnexpress

Theo marketing event

Tuantq

Tôi là Trần Quốc Tuấn - Chuyên viên Truyền Thông báo Vietnamnet.vn. Tôi đã có 8 năm kinh nghiệm trong quản trị Web, SEO, Quảng cáo. Tôi rất vui khi được chia sẻ kiến thức với tất cả các bạn. https://www.facebook.com/vinc.tuan90/

Bài mới

Báo giá PR Báo Tuổi Trẻ Online 2024 mới nhất

Kính gửi Quý Khách hàng thân mến, Ngày nay việc lựa chọn quảng bá thương hiệu truyền thông cho Doanh…

4 tuần ago

Báo giá PR trên Báo Giao thông(baogiaothong.vn) 2024

Kính gửi quý khách hàng thân mến, Trong thời buổi ngày nay việc quảng bá thương hiệu trên báo chí…

2 tháng ago

Báo giá PR Vietnamplus.vn mới nhất

Kính gửi Quý khách hàng thân mến, Chúng tôi xin gửi tới Quý khách hàng bảng báo giá đăng bài…

3 tháng ago

Báo giá PR Tiepthigiadinh.vn mới nhất

Kính gửi Quý khách hàng thân mến! Chúng tôi xin gửi tới Quý khách hàng bảng báo giá đăng bài…

3 tháng ago

Báo giá bài PR trên Alobacsi 2024

Kính gửi quý khách hàng thân mến, Xu hướng Marketing trong thời buổi 4.0 ngày hôm nay đòi hỏi Doanh…

4 tháng ago

Báo giá PR Eva.vn 2024 mới nhất

Kính gửi Quý Khách Hàng Thân Mến Trong thời buổi công nghệ số hiện nay, việc triển khai quảng cáo,…

5 tháng ago