Chào các bạn,
Chắc hẳn nhiều người chưa biết hoặc hiểu nôm na thương hiệu, định vị thương hiệu là gì? Sau đây chúng tôi xin giải đáp các ý nghĩa và khái niệm về định vị thương hiệu cho cá nhân và doanh nghiệp.
Nội dung
Hiểu theo một cách đơn giản, Brand Positioning- Định vị thương hiệu là quy trình định vị thương hiệu trong đầu khách hàng. Nó bao gồm và liên quan tới chiến lược định vị, chiến lược thương hiệu hay cả tuyên ngôn định vị nữa.
Trong cuốn sách Positioning: The Battle for Your Mind của Al Ries và Jack Trout, việc định vị thương hiệu nhằm để sở hữu một thị trường ngách cho một thương hiệu, một dòng sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể bằng các chiến lược khác nhau về giá, về quảng cáo, phân phối, bao bì và cả đối thủ.
Mục tiêu là nhằm tạo ra những ấn tượng độc đáo trong tâm trí của khách hàng, qua đó gắn kết họ với những giá trị cụ thể mà thương hiệu tạo ra.
Định vị thương hiệu sẽ diễn ra cho dù doanh nghiệp có thực sự chủ động làm nó hay không bởi lẽ việc khách hàng nghĩ thế nào về bạn chính là định vị thương hiệu. Tuy vậy, điều các doanh nghiệp cần làm là một chiến lược định vị thông mình, một khả năng quản lý nhất quán để định vị không bị sai lệch qua thời gian.
Brand Positioning cũng là một yếu tố quan trọng, giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác sức khỏe của thương hiệu mình – Brand Health.
Để có thể lên được một chiến lược định vị thương hiệu, bạn cần xác định điểm độc đáo và khác biệt của thương hiệu so với đối thủ
Dưới đây là 6 bước bạn cần thực hiện để định vị thương hiệu trên thị trường:
Xem thêm: 20 cách quảng bá thương hiệu
Chính xác, cách thương hiệu tự định vị chính mình ở thời điểm hiện tại là insight quan trọng hàng đầu quyết định cho các bước tiếp theo. Bạn cần thấu hiểu rõ định vị hiện tại của mình để tiến tới phân tích đối thủ cạnh tranh.
Hãy bắt đầu bằng cách xác định khách hàng mục tiêu, họ là ai? Sau đó, xác định sứ mệnh, nhiệm vụ, giá trị, và những điều khiến bạn khác biệt so với phần còn lại trên thị trường. Cuối cùng, suy nghĩ về lời hứa của thương hiệu, chân dung và tính cách của brand đang sở hữu.
Sau khi đã thấu hiểu bản thân, giờ là giai đoạn phân tích đối thủ cạnh tranh của thương hiệu, thông qua các hoạt động nghiên cứu thị trường. Những thông số thu về sẽ giúp xác định các chiến lược, mục tiêu và hành động cụ thể của doanh nghiệp.
Có một số các phương pháp khác nhau để nghiên cứu đối thủ, ví dụ:
Sau khi đã xác định rõ các đối thủ cạnh tranh, bây giờ bạn cần thực hiện các công đoạn nghiên cứu kỹ hơn. Bạn cần phân tích cách đối thủ định vị thương hiệu trên thị trường. Bao gồm:
Xây dựng một thương hiệu chính là việc xác định các điểm khác biệt và nổi bật của thương hiệu so với đối thủ.
Điều quan trọng, là hãy biến điểm yếu của đối thủ mà bạn đã nắm rõ ở phía trên thành điểm mạnh của thương hiệu mình. Đây là lúc mà điểm khác biệt của bạn sẽ lên tiếng.
Tuyên ngôn định vị thương hiệu là một hoặc hai câu dùng để truyền đạt các giá trị khác biệt của thương hiệu bạn tới với khách hàng so với đối thủ.
Có 4 câu hỏi cần trả lời trước khi xây dựng tuyên ngôn về định vị:
Từ những câu hỏi tưởng chừng đơn giản trên, bạn sẽ tạo ra được một định vị “hoàn hảo” cho thương hiệu của mình. Ví dụ về định vị của Amazon: “Tầm nhìn của Amazon là trở thành một công ty nơi lấy khách hàng của mình làm trung tâm của mọi hoạt động. Xây dựng một nơi mà mọi người có thể đến và khám phá mọi thứ họ muốn mua sắm trên nền tảng online.”
Cuối cùng, hãy dành một khoảng thời gian nhất định để kiểm tra lại định vị của thương hiệu. Có thể trong giai đoạn đầu nó chưa đem lại hiệu quả ngay lập tức, nhưng qua quá trình phát triển, nếu làm đúng, định vị này sẽ giúp thương hiệu tiến xa hơn.
Như đã nhắc ở trên: “Tuyên ngôn định vị thương hiệu là một hoặc hai câu dùng để truyền đạt các giá trị khác biệt của thương hiệu bạn tới với khách hàng so với đối thủ.”
Có 4 yếu tố chính trong việc tạo ra một tuyên ngôn về thương hiệu:
Sau khi trả lời được 4 nội dung câu hỏi trên, bạn có thể nháp ra một câu tuyên ngôn định vị, sau đó chọn ra các ý tưởng ưng ý nhất.
Xem thêm: Thương hiệu là cá nhân gì? Ý nghĩa Thương hiệu
Amazon.com sử dụng tuyên ngôn về định vị này vào năm 2001 (lúc đó chủ yếu là bán sách):
Đối với người dùng online thích đọc sách, Amazon.com là một đơn vị bán lẻ có thể cung cấp tới hơn 1.1 triệu đầu sách cùng khả năng truy cập tức thì. Không giống như các đơn vị bán sách truyền thống, Amazon cung cấp các lựa chọn tiện nghi, vô cùng đa dạng và hơn hết là giá rất cạnh tranh.
Zipcar.com sử dụng tuyên ngôn về định vị khi doanh nghiệp này được thành lập vào năm 2000:
Đối với những khách hàng ở đô thị, am hiểu về công nghệ, khi sử dụng dịch vụ chia sẻ xe của Zipcar thay vì sở hữu 1 chiếc xe cho riêng mình, thì bạn đang tiết kiệm một khoản tiền rất lớn đồng thời là cả cắt giảm lượng khí thải carbon hàng ngày cho môi trường sống xung quanh.
Ví dụ về tagline của các thương hiệu nổi tiếng
Sau khi đã tạo được một tuyên ngôn về định vị, bạn có thể sáng tạo tiếp các tagline hoặc slogan để giúp hình thành rõ hơn định vị thương hiệu của mình. Dưới đây là 15 ví dụ:
Xem thêm: Các bước quảng bá thương hiệu, Cách Pr sản phẩm trên facebook
Nguồn Thicao.com
Kính gửi Quý Khách hàng thân mến, Ngày nay việc lựa chọn quảng bá thương hiệu truyền thông cho Doanh…
Kính gửi quý khách hàng thân mến, Trong thời buổi ngày nay việc quảng bá thương hiệu trên báo chí…
Kính gửi Quý khách hàng thân mến, Chúng tôi xin gửi tới Quý khách hàng bảng báo giá đăng bài…
Kính gửi Quý khách hàng thân mến! Chúng tôi xin gửi tới Quý khách hàng bảng báo giá đăng bài…
Kính gửi quý khách hàng thân mến, Xu hướng Marketing trong thời buổi 4.0 ngày hôm nay đòi hỏi Doanh…
Kính gửi Quý Khách Hàng Thân Mến Trong thời buổi công nghệ số hiện nay, việc triển khai quảng cáo,…