Trước khi tìm hiểu ngành truyền thông, chúng ta cùng nhau lướt qua khái niệm về truyền thông thương hiệu trong doanh nghiệp.
Nội dung
Vậy truyền thông là gì?
Có thể hiểu một cách đơn giản truyền thông là các quá trình gửi và nhận thông tin bằng nhiều công cụ khác nhau như ngôn ngữ, thái độ, cử chỉ hay cảm xúc, … Hoặc có thể hiểu đây là các công việc sử dụng hình ảnh, chữ viết, ngôn ngữ để thể hiện một thông điệp và tác động đến suy nghĩ của những đối tượng ta hướng đến.
Ngành truyền thông là một ngành rộng, gồm nhiều lĩnh vực nhỏ khác nhau. Một số lĩnh vực nổi bật có thể kể đến như: truyền thông báo chí, ngành truyền thông thực hành, ngành truyền thông Media/ Digital media, ngành nghiên cứu truyền thông, …
2. Vai trò của ngành truyền thông
Ngày nay, ngành truyền thông đang chiếm một vị trí quan trọng và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau.
Truyền thông đóng vai trò to lớn trong việc phát triển thương hiệu, đặc biệt là trong việc giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, quảng bá sản phẩm của mình một cách hiệu quả. Ngoài ra nó còn doanh nghiệp xây dựng hình ảnh nhằm tạo uy tin và lấy được sự tin tưởng từ khách hàng.
Ngoài ra, ngành truyền thông còn có vai trò lan tỏa, chia sẻ thông tin, giúp ích cho Nhà nước trong việc xây dựng và quản lý được dễ dàng, hiệu quả.
3. Công việc của người làm truyền thông
Công việc của người làm trong ngành truyền thông rất phong phú và đa dạng, cụ thể họ sẽ phải đưa ra những kế hoạch, chiến lược cụ thể để quảng bá thương hiệu, kết nối với công chúng, giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến tạo ra sản phẩm truyền thông, đàm phán với các bên liên quan để mang lại tiếng nói chung hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, người làm truyền thông cũng chịu trách nhiệm cho việc viết và biên tập lại các văn bản liên quan như thông cáo báo chí, lên kế hoạch tổ chức sự kiện cho doanh nghiệp, dự báo và ngăn ngừa những khủng hoảng về truyền thông có thể xảy ra với doanh nghiệp.
4. Bạn cần trang bị những gì để đáp ứng cho ngành truyền thông?
Những yêu cầu người làm truyền thông phải có khi muốn bước chân vào lĩnh vực truyền thông.
Để có thể làm tốt và đáp ứng được yêu cầu cho các công việc của ngành truyền thông, ngoài kỹ năng chuyên môn thì bạn cần rèn luyện và trau dồi thêm các kỹ năng sau đây:
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử nhạy bén
Công việc làm truyền thông đòi hỏi bạn phải tiếp xúc nhiều với khách hàng, với doanh nghiệp, vì vậy bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng xử lí tình huống nhanh nhạy, khéo léo, tạo được niềm tin với khách hàng, với công chúng, từ đó mang lại hiệu quả công việc cho tổ chức, doanh nghiệp
Kỹ sắp xếp công việc
Với khối lượng công việc lớn, thường xuyên phải tổ chức các sự kiện, hội thảo, buổi họp báo, thì người làm trong ngành này phải có đầu óc sắp xếp, tổ chức tốt để mọi hoạt động được tiến hành một cách suôn sẻ, thuận lợi.
Làm việc sáng tạo
Ngành truyền thông là ngành cần tính sáng tạo rất cao, sáng tạo trong thông điệp truyền tải, sáng tạo qua hình thức truyền tải để tạo được ấn tượng mạnh trong mắt công chúng. Người làm truyền thông cần rèn luyện cho mình khả năng sáng tạo để có thể đứng vững và phát triển tới một vị trí cao hơn trong nghề.
Khả năng ngoại ngữ tốt
Có thể nói ngoại ngữ là một yêu cầu quan trọng trong mọi ngành nghề và lĩnh vực. Trong ngành truyền thông thì yếu tố này lại càng quan trọng và được yêu cầu khắt khe.
Công việc của người làm truyền thông không chỉ là truyền tải thông điệp, thông tin hướng đến các đối tượng trong nước mà còn hướng đến các đối tượng nước ngoài và trên toàn thế giới. Chính vì vậy khả năng về ngoại ngữ là một yếu tố quan trọng, đặc biệt là ngoại ngữ phổ biến trên thế giới như tiếng Anh.
Bài viết trên đây mình đã giải đáp một số vấn đề về ngành truyền thông. Hy vọng đây là nguồn kiến thức thú vị cho các bạn và giúp các bạn có thể cân nhắc, lựa chọn ngành nghề phù hợp với mình.
Theo Vcmarketing