Marketing ROI là gì?
Chỉ số ROI (Return on Investment) – Là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu hay nói đơn giản hơn tỉ lệ lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được so với chi phí đầu tư dự đoán và nhằm đo lường hiệu quả vốn đầu tư.
Qua việc tính marketing ROI, các tổ chức có thể đo được mức độ mà các nỗ lực marketing, hoặc tổng thể hoặc theo từng chiến dịch, đóng góp cho sự tăng trưởng doanh thu.
Thường thì marketing ROI được dùng để giải thích việc phân bổ chi tiêu và ngân sách marketing cho các chiến dịch và chương trình ở hiện tại và tương lai.
Công thức tính ROI
Công thức tính ROI như thế nào?
Công thức tính ROI phổ biến nhất (thu nhập ròng chia cho chi phí đầu tư) là tỷ lệ được sử dụng nhiều nhất.
Điều quan trọng mà tôi muốn lưu ý đến bạn:
- Trước khi một ai đó đưa ra kết luận ROI “Tốt hay xấu” hãy yêu cầu họ làm rõ cách họ mà đo lường.
- Khi bạn đã tìm hiểu bất kỳ công thức nào về Tỷ suất lợi nhuận, cách đơn giản nhất để tính ROT là lấy “lợi nhận” chia cho “chi phí”.
Bây giờ, tôi sẽ giúp bạn có được cái nhìn chi tiết hơn về ROI.
Tính marketing ROI như thế nào?
Dù có nhiều cách khác nhau để tính ROI marketing, công thức cốt lõi để hiểu tác động marketing ở các cấp độ cao thì tương đổi dễ hiểu:
(Tăng trưởng doanh số – Chi phí marketing) / Chi phí marketing = Marketing ROI
Điều quan trọng cần lưu ý là công thức này tạo ra giả định rằng mọi tăng trưởng doanh số gắn liền với các nỗ lực marketing. Để tạo ra một góc nhìn thực tế hơn về tác động và ROI của marketing, marketer nên đưa vào doanh số tự nhiên.
(Tăng trưởng doanh số – Tăng trưởng doanh số tự nhiên – Chi phí marketing) / Chi phí marketing = ROI marketing.
Khi sử dụng các công thức ROI marketing, điều quan trọng là hiểu ROI tổng thể mà các nỗ lực marketing tạo ra.
Hãy lưu ý rằng các định nghĩa về “hoàn vốn” có thể khác nhau dựa trên chiến lược và chiến dịch của team marketing, cũng như chi phí ban đầu liên quan tới việc triển khai chiến dịch.
Hãy xem qua các yếu tố quan trọng cần đưa vào khi tính ROI cho marketing:
- Tổng doanh thu: Bằng việc nhìn vào tổng doanh thu tạo ra từ các chiến dịch cụ thể, marketing có thể đạt được tổng quan chung rõ ràng về các nỗ lực của mình. Việc đưa vào Tổng doanh thu khi đo lường ROI marketing là lý tưởng đối với hoạch định chiến dịch có tính chiến lược, phân bổ ngân sách và tác động marketing tổng thể.
- Lãi gộp: Đưa Lãi gộp vào giúp cho marketer hiểu doanh thu chung mà các nỗ lực marketing tạo ra liên quan tới chi phí sản xuất hoặc chuyển giao hàng hóa và dịch vụ. Để làm điều này, marketer nên thêm thành phần sau vào công thức ROI marketing: = (Tổng doanh thu – chi phí hàng hóa để giao sản phẩm).
- Lãi ròng: Đi sâu hơn, marketer có thể tính được tác động của các nỗ lực marketing trong lãi ròng bằng cách thêm vào thành phần sau trong công thức: = (Lợi nhuận gộp – chi phí phụ trội).
Điều quan trọng là liên tục xác định lãi/chi tiêu và ROI tổng thể nào mà team sẽ tính vào trên các nỗ lực đo lường ROI marketing. Hãy cân nhắc những cái dưới đây.
- Chi phí ban đầu và nội bộ
- Phí agency
- Mua media
- Sáng tạo
Marketer cũng có thể tính ROI bằng giá trị vòng đời khách hàng (CLV – customer lifetime value), cái làm rõ giá trị của từng khách hàng trong mối liên hệ với thương hiệu.
Công thức này giúp đánh giá ROI dài hạn trên toàn bộ vòng đời khách hàng. Để làm điều này, marketer phải sử dụng công thức sau:
Giá trị vòng đời khách hàng = (Tỷ lệ giữ chân) / (1 + Tỷ lệ chiết khấu / tỷ lệ giữ chân)
Trên đây là những thông tin về chỉ số ROI và các tính ROI.
Nếu bạn có ý kiến khác xin vui lòng góp ý với chúng tôi.
Tks you