Làm sao để có một kế hoạch truyền thông hiệu quả? Ở thời đại ngày nay, việc quảng cáo bằng truyền thông cực kỳ phổ biến, thế nhưng không phải quảng cáo nào cũng đạt được hiệu quả tốt. Vậy vấn đề chính là bạn chưa biết cách lập kế hoạch truyền thông rồi đấy. Bài viết này sẽ chỉ cho bạn cách lập kế hoạch truyền thông hiệu quả.
Nội dung
- Cách lập kế hoạch truyền thông hiệu quả.
- 1/ Khái niệm về lập kế hoạch truyền thông.
- 2/ Những lợi ích của việc lập kế hoạch truyền thông.
- Cách lập một kế hoạch truyền thông hiệu quả.
- 3/ Phân tích xu hướng thị trường ở thời điểm hiện tại.
- 4/ Xác định mục đích của chiến dịch truyền thông
- 5/ Xác định mục tiêu khách hàng, thị trường mục tiêu.
- 6/ Xác định thông điệp mà bạn muốn truyền thông.
- 7/ Xác định kênh truyền thông đáng tin cậy.
- 8/ Tối ưu hóa ngân sách cho chiến dịch truyền thông.
- 9/ Đánh giá, kết luận hiệu quả của chiến dịch truyền thông.
- Kết luận.
- Tư vấn lập kế hoạch truyền thông online 24/7
Cách lập kế hoạch truyền thông hiệu quả.
1/ Khái niệm về lập kế hoạch truyền thông.
Lập kế hoạch truyền thông là quá trình đầu tiên, vô cùng quan trọng đối với một sản phẩm. Đây là quy trình bắt buộc phải làm khi các nhà quảng cáo chuẩn bị tung ra sản phẩm của mình. Việc này sẽ quyết định tới hiệu quả quảng bá sản phẩm cũng như là tối đa hoá lợi tức đầu tư.
2/ Những lợi ích của việc lập kế hoạch truyền thông.
Lập kế hoạch truyền thông sẽ đem lại cho bạn và doanh nghiệp những lợi ích như:
- Bạn sẽ có được sự sắp xếp hợp lý trong khâu tổ chức truyền thông.
- Có được kỹ năng vận hành và duy trì tổ chức trong chiến dịch quảng cáo.
- Khả năng thiết lập và theo dõi ngân sách chiến dịch của mình.
- Xác định rõ được khách hàng mục tiêu và thị trường mục tiêu.
- Bạn sẽ hiểu rõ hơn về những gì các đồng nghiệp đang làm.
- Bạn sẽ sẵn có một tiêu chuẩn để so sánh các chiến dịch quảng cáo khác trong tương lai.
Cách lập một kế hoạch truyền thông hiệu quả.
3/ Phân tích xu hướng thị trường ở thời điểm hiện tại.
Phân tích thị trường là bước đầu tiên vô cùng quan trọng để thiết lập được một kế hoạch truyền thông hiệu quả. Bước này sẽ cho doanh nghiệp biết vị trí mà doanh nghiệp đang đứng là ở đâu so với các đối thủ cạnh tranh.
4/ Xác định mục đích của chiến dịch truyền thông
Bất kể doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào, quy mô ra sao. Khi triển khai một chiến dịch truyền thông cũng cần phải có mục đích cuối cùng mà chiến dịch truyền thông muốn đạt được là gì.
5/ Xác định mục tiêu khách hàng, thị trường mục tiêu.
Thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu mới là đối tượng cuối cùng mà doanh nghiệp muốn trực tiếp nhắm tới. Giai đoạn này đòi hỏi doanh nghiệp cần xác định chính xác cụ thể nhóm người mà doanh nghiệp muốn hướng tới là ai, ai mới là những đối tượng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp.
6/ Xác định thông điệp mà bạn muốn truyền thông.
Đôi khi thứ mà khách hàng nhớ nhất về một doanh nghiệp chỉ đơn giản là màu logo, một chiến dịch truyền thông hay một câu slogan ngắn.
7/ Xác định kênh truyền thông đáng tin cậy.
Nghiên cứu, đo lường và đánh giá, doanh nghiệp cần tìm hiểu về thói quen, nhu cầu sử dụng các kênh truyền thông của khách hàng để xác định được đâu là kênh tiếp cận được với nhiều khách hàng nhất.
8/ Tối ưu hóa ngân sách cho chiến dịch truyền thông.
Hãy cân nhắc kỹ càng trong khâu lên kế hoạch chi tiết cho từng đầu mục, từng công việc phải làm trong suốt quá trình. Từ đó lên kế hoạch chi tiết bảng chi phí, chi tiêu các hoạt động của chiến dịch truyền thông.
9/ Đánh giá, kết luận hiệu quả của chiến dịch truyền thông.
Đây là bước cuối cùng trong chiến dịch truyền thông nhưng lại vô cùng quan trọng. Để đánh giá được một chiến dịch truyền thông có hiệu quả hay không, doanh nghiệp cần tiến hành đo lường, đánh giá phản hồi của khách hàng, từ đó rút ra kinh nghiệm.
Kết luận.
Bài viết này cơ bản đã chỉ cho bạn cách lập một kế hoạch truyền thông hiệu quả nhất. Hy vọng các bạn sẽ thành công xây dựng cho mình một kế hoạch thật chi tiết và tối đa hoá được lợi ích của doanh nghiệp.
Xem thêm: Book báo giá rẻ, báo giá pr Vnexpress, báo giá PR dân trí, báo giá pr cafef, viết bài PR chuyên nghiệp