Kính gửi quý khách hàng thân mến,
Bạn đang muốn lên cho mình một chiến lược xây dựng thương hiệu sản phẩm? Nhưng có quá nhiều chiến lược khác nhau được áp dụng, khiến cho bạn khó đưa ra những lựa chọn. Vậy hãy cùng tìm hiểu top 3 chiến lược thương hiệu sản phẩm phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay.
Top 3 chiến lược thương hiệu sản phẩm.
Nội dung
Xây dựng thương hiệu trong doanh nghiệp.
Để có thể xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp đạt được thành công về một sản phẩm nào đó, thì việc lựa chọn chiến lược truyền thông cho thương hiệu cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Mỗi một cá nhân, một công ty hay một doanh nghiệp đều cần phải đưa ra những lựa chọn về chiến lược khác nhau. Những chiến lược cho thương hiệu sản phẩm sẽ phù hợp với định hướng ban đầu của doanh nghiệp, giúp họ nâng cao doanh thu và đưa sản phẩm tới gần người tiêu dùng hơn.
Xây dựng thương hiệu trong doanh nghiệp.
Để tạo dựng được thương hiệu sản phẩm thì có rất nhiều cách, nhưng hiện nay sẽ có 3 chiến lược thương hiệu sản phẩm chính:
- Chiến lược thương hiệu nguồn.
Đây là chiến lược sản phẩm được xây dựng trên thương hiệu sản phẩm mẹ, thường là tên thương hiệu của công ty. Lấy thương hiệu tên công ty để đặt tên cho sản phẩm nhằm tạo ra được sự tin tưởng cũng như làm tỏa thương hiệu.
Tất nhiên, để áp dụng hiệu quả tối đa chiến lược này thì bắt buộc thương hiệu mẹ phải có chỗ đứng nhất định trên thị trường đó, phải có được sức ảnh hưởng lớn trong tâm lý sử dụng của người tiêu dùng. Thương hiệu mẹ thường sẽ là bao gồm tất cả những hình ảnh, cảm nhận trong tâm trí người tiêu dùng về những sản phẩm trước đó.
- Ưu điểm:
- Các sản phẩm mới khi được gắn tên thương hiệu mẹ sẽ được nhận được nhiều sự chú ý và quan tâm của khách hàng.
- Những sản phẩm được gắn tên thương hiệu sản phẩm nguồn, sẽ dễ dàng gia nhập vào thị trường người tiêu dùng.
- Nếu sản phẩm mới này thành công và đạt được tiếng vang nhất định thì những sản phẩm tiếp theo sẽ không cần quảng cáo quá nhiều thì vẫn sẽ được nhiều người tiêu dùng tìm kiếm.
- Tiết kiệm được khoản chi phí xây dựng một thương hiệu mới cho sản phẩm.
- Nhược điểm:
- Nếu như sản phẩm mới này gặp vấn đề, điều này cũng đồng nghĩa thương hiệu mẹ sẽ bị ảnh hưởng và tổn thất nặng nề nếu sản phẩm mới quá tệ.
- Chiến lược thương hiệu bảo trợ
Chiến lược bảo trợ tức là tên của sản phẩm sẽ không có tên của doanh nghiệp hay công ty đi kèm. Nhưng khi truyền thông quảng cáo thì tên sản phẩm và tên doanh nghiệp sẽ đồng thời xuất hiện với nhau trên màn hình.
- Ưu điểm:
- Sản phẩm mới khi ra mắt thị trường sẽ được người tiêu dùng quan tâm, vì có thương hiệu của doanh nghiệp bảo trợ cho sản phẩm, ảnh hưởng tới tâm lý người tiêu dùng. Nhưng sẽ không thể đạt hiệu quả cao như chiến lược thương hiệu nguồn.
- Nhược điểm:
- Danh tiếng công ty sẽ bị ảnh hưởng một phần nếu như sản phẩm mới này không đạt hiệu quả. Nhưng việc này sẽ không ảnh hưởng tới các sản phẩm khác của doanh nghiệp đứng tên.
Hãy tạo ra chiến lược thương hiệu độc lập cho sản phẩm.
- Chiến lược thương hiệu độc lập
Chiến lược thương hiệu tức là thương hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp sẽ không hề có sự liên quan đến nhau. Mỗi sản phẩm của doanh nghiệp khi được đưa ra thị trường sẽ được xây dựng những hình ảnh khác nhau.
- Ưu điểm:
- Nếu sản phẩm xảy ra sự cố, không đạt chỉ tiêu thì thương hiệu của doanh nghiệp hoàn toàn sẽ không bị ảnh hưởng.
- Mỗi sản phẩm là một thương hiệu riêng, nên doanh nghiệp sẽ có nhiều sự lựa chọn trong việc phát triển thương hiệu và nâng cao doanh thu cho mình.
- Nhược điểm:
- Chi phí xây dựng thương hiệu sẽ rất tốn kém.
- Việc có quá nhiều thương hiệu sản phẩm, sẽ dẫn tới việc quản lý vô cùng khó khăn.
Trên đây là 3 chiến lược xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, hy vọng doanh nghiệp của bạn sẽ đưa ra cho mình chiến lược phù hợp với tầm nhìn và khả năng tài chính của công ty.
Xem thêm: Chiến lược thương thiệu cho doanh nghiệp, pr thương hiệu